Chùa Dâu tên chữ là Pháp Vân tự, Diêu Ứng tự hay Cổ Châu tự, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa Pháp Vân cùng các chùa Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện hợp thành chùa Tứ Pháp. Ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần: chùa Pháp Vân thờ Bà Dâu, chùa Pháp Vũ thờ Bà Đậu, chùa Pháp Lôi thờ Bà Dàn, chùa Pháp Điện thờ Bà Tướng.
Chùa được xây dựng từ đầu công nguyên ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu, là một trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất. Từ cuối thế kỷ VI, Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci), người Nam Âởn Độ, đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. ởChùa đã được Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với quy mô lớn vào thế kỷ XIV và được trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Ơ tòa thượng điện, còn một số mảng chạm khắc của thời Trần, thời Lê. Chùa có tháp Hòa Phong nổi tiếng, tương truyền có 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng, được đại trùng tu vào năm 1737. Chùa Pháp Vân là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay, được xem là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Chùa nằm ở trung tâm của khu di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và văn mộ Sĩ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, dấu tích đền đài, dinh thự, đường xá, bến bãi, phố chợ, hàng trăm mộ táng, lò gạch ngói, gốm cổ… làm chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên.
Nơi đây từng là thủ phủ của quận Giao Chỉ, sau là Giao Châu - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta.
Những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo VN của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo VN xuất hiện cách đây khoảng 1800 năm.
Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới vùng Dâu - tức Luy Lâu, tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu - một trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất VN.
Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là một trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) - một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt ở vùng Dâu.
Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì -ni -đa -lưu -chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng VN, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni.
Thời Lý -Trần, chùa Dâu được trùng tu mở rộng với quy mô lớn mà người có công đầu là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Vua quan, các cung tần mỹ nữ các triều đại thường lui tới thăm chùa, lễ Phật, cầu đảo, cầu tự.
Lễ hội chùa Dâu hàng năm vào ngày tám tháng tư âm lịch- ngày kỷ niệm Phật mẫu Man Nương sinh hạ nữ nhi. Đây cũng là một trong những lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian.
Đặc biệt, ngôi tháp Hòa Phong 3 tầng vươn cao, hệ thống tương Pháp Vân (tức bà Dâu), kim đồng ngọc nữ, tượng Mạc Đĩnh Chi, các ngai thờ, tương Thạch Quang, bia đá… là những di sản nghệ thuật quý và tiêu biểu của thời Lê. Đáng chú ý là bộ khắc ván “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” là nguồn sử liệu đặc bịệt quan trọng giúp cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo VN.
Ấn Tượng Chùa Dâu
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Gần hai ngàn năm biến dịch với bao lần đổi thay, tu tạo có lẽ bây giờ cảnh quan chùa Dâu đã khác xưa nhiều. Nghe nói, trước đây con đường vào chùa đẹp lắm. Qua tam quan đồ sộ và bãi đất rộng nằm giữa hai dãy ao dài in bóng chiếc cầu chín nhịp có mái lợp, kiểu nhà cầu cổ ta còn thấy ở Hội An và một số nơi khác, khách bộ hành vào chùa dâng hương thờ Phật. Đây là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt, chùa Dâu được cất theo kiểu nội công ngoại quốc, một kiểu kiến trúc á Đông truyền thống. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi chính: Tiền đường, Thiện hương và Thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến bốn mươi tễ gian nhà oản hai bên tả hữu. Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Dấu vết xưa nhất còn lại của ngôi chùa được khảo cổ học xác định là từ đời Trần, đợt tu bổ lớn nhất là vào năm 1313, đời vua Trần Anh Tông.
Theo nghiên cứu sử học, chùa Dâu với nhiều tên gọi: Diên ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự...có thể ra đời đồng thời với truyền thuyết Man Nương, một trong những mã khóa mở vào tầng sâu của văn hóa Kinh Bắc. Vậy nên, hợp với chùa tổ Man Nương là cả một quần thể những chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống, nơi đây từng là nơi "kinh đô" của Phật giáo Việt Nam hơn mười thế kỷ đầu; với nhiều nhà sư nổi tiếng, với hội tắm Phật mùng tám tháng tễ hàng năm:
Dù ai buôn bán trăm bề
Nhớ ngày mùng tám thì về hội Dâu.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun. Gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ ấn, tới quê hương Tây Trúc, nơi cội nguồn của tễ tưởng thiện căn, của đức Từ - Bi - Hỉ - Xả. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Đặc biệt hai pho tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ đặt hai bên điện thờ chính gợi nhớ tới những cô thôn nữ của miền quê quan họ nơi này. Dáng người thắt đáy lưng ong uyển chuyển, vành khăn vấn trên đầu bình dị và mềm mại, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy với dải lụa đào thướt tha... Cha ông ta đã rất tinh tế, nhuần nhị khi đặt tượng thờ Kim Đồng, Ngọc Nữ. Về đây, ta gặp sự giao hòa đẹp đẽ giữa tễ tưởng Phật giáo chính thống, một dạng thức văn hóa tinh thần ngoại nhập, với tâm linh, tinh thần bình dân, thuần phác. Ta cũng lại thấy ở đây một minh chứng rõ nét cho quá trình tiếp biến văn hóa, sự Việt hóa những giá trị tinh thần khi nhập nội.
Về chùa Dâu, về Thuận Thành, ta như được tắm mình trong không khí cổ xưa qua dấu ấn của nhiều tầng bậc lịch sử - văn hóa. Đây, đô thành Luy Lâu xưa bên dòng Thiên Đức gợi nhớ thời oanh liệt của Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống xâm lược Đông Hán những năm đầu thế kỷ. Đây dòng sông Dâu đã vào thơ Tố Hữu "con sông Dâu chảy về đâu, mà lơ thơ đến Luy Lâu lại dừng". Đây nữa, miền đất trù phú Keo - Dâu với tích truyện cô thôn nữ hái dâu nết na, xinh đẹp trở thành Nhiếp chính ỷ Lan tài giỏi, trông coi việc nước, giúp vua đánh giặc. Còn kia là Bút Tháp với tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay nổi tiếng; là làng tranh Đông Hồ, nơi tâm hồn dân gian dẫu hoàn cảnh nào vẫn luôn mỉm cười trên sắc vàng giấy điệp. Cạnh đó, dòng sông Đuống "ngày xưa cát trắng phẳng lỳ" giờ vẫn bình thản trôi như đã từng trôi qua những bến bờ lịch sử. Và từ chùa Dâu, ta có thể rẽ ngang thăm núi Thiên Thai hay về bên kia sông Đuống dâng hương các vị vua đời Lý tại đền Đô.
Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Ngày nay, chùa Dâu đang được Nhà nước và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quan tâm trùng tu, tôn tạo để xứng đáng với tên gọi"trung tâm của Phật giáo Việt Nam"nhiều thế kỷ.
Phạm Quang Huân