Thursday, May 28, 2009

Nghệ thuật Hoa viên Trung Quốc

Người Trung Quốc xem hoa viên là một chủng loại nghệ thuật nghiêm túc không kém gì thư pháp và hội hoạ. Sự thiết kế hoa viên thể hiện sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của thiên nhiên, có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non, v.v... nhằm đạt sự quân bình hài hoà của tâm hồn con người với thiên nhiên. Hoa viên Trung Quốc gồm ba chủng loại: vườn rừng (lâm viên), hoa viên của đế vương, và hoa viên của tư nhân.

Một nét đặc trưng của hoa viên Trung Quốc là một nhà thủy tạ bên bờ nước. Một nửa kiến trúc ở trên bờ, một nửa kiến trúc lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột.

Một nét đặc trưng khác là hành lang có mái che, giúp người ta có thể thưởng ngoạn hoa viên ngay cả khi trời mưa hay đổ tuyết.

Từ nhà thuỷ tạ hay hành lang có mái che nhìn ra, người ta có cảm giác như ngắm một bức tranh qua một cái khung. Khung cũng có thể là cửa sổ nhà thủy tạ thiết kế hình vuông, tròn, trái xoan, lá sen, v.v...

Những nét đặc sắc khác có thể tìm thấy qua từng chi tiết. Chẳng hạn lối đi lát gạch hay đá. Những hình trang trí hay các bộ phận kiến trúc hình vuông và tròn có ý nghĩa sâu sắc «trời tròn đất vuông» (thiên viên địa phương).

Những biểu tượng con dơi là điềm hạnh phúc.

Năm con dơi trang trí theo hình tròn là «ngũ phúc lâm môn» – năm điều phúc đến nhà: thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (khoẻ mạnh bình an), du hiếu đức (chuộng đạo đức), khảo chung mệnh (hưởng trọn mệnh trời). Những tranh vẽ tùng hạc trang trí trong các toà nhà thuộc quần thể này cũng ngụ ý sống lâu (tùng hạc diên niên). Mai lan cúc trúc – dù là trong tranh vẽ treo trong nhà hoặc chen vai giữa những kỳ hoa dị thảo khác trong vườn – là biểu tượng cho tiết tháo của người quân tử. Như vậy quần thể kiến trúc hoa viên là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất sâu sắc.

Các nghệ nhân Trung Quốc đúc kết nghệ thuật hoa viên thành năm điểm:

1. Thiết kế phải thuận theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt. Trong quần thể phải có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thủy tạ, hành lang, cầu bắc ngang dòng nước, lối đi quanh co, tường vách.

2. Thiết kế phải có tính lưỡng nguyên (hay âm dương), nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái hư chất chứa cái thực, một khu đất phải tạo được nhiều mảng phong cảnh. Thí dụ như vườn tuy nhỏ nhưng phải tạo các lối đi quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp, những tường vách giả sơn ao hồ đan xen v.v... Hết cảnh này thì mở ra cảnh mới, khiến người dạo chơi cảm giác như quang cảnh mênh mông.

3. Lối đi phải quanh co thâm u dưới hàng cây um tùm, lúc ẩn lúc hiện, loanh quanh một khe nước chảy, gợi nên tâm trạng trầm mặc nơi khách du. Thí dụ lối đi có thể bị khuất sau một tường vách hay giả sơn, nhưng rồi hiện rõ phía sau đó. Đó là thủ pháp tạo sự ẩn hiện.

4. Tạo được nhiều không gian. Không gian được chia ra bởi tường vách, nhà cửa, sân, vườn, khe nước, ao hồ, giả sơn, v.v... Nhưng chúng phải tạo được cảm giác lưu thông, thoáng đãng.

5. Thiết kế phải gợi được khung cảnh nên thơ, trữ tình, kết hợp văn học với hội họa và thư pháp. Trong phòng thất có hoành phi, câu đối, các tác phẩm thư pháp và hội họa. Vách nhà thủy tạ đề thơ, v.v...

-->đọc tiếp...

Khái niệm cơ bản về phong thuỷ

http://www.phongthuynha.com/images/thietke-phong-thuy.gifKhái niệm phong thuỷ: Phong thuỷ là môn bộ môn khoa học cổ điển, xuất hiện từ thời nhà Chu thể ký 11 Trước công nguyên. Căn cứ vào những quan niệm về một vũ trụ thống nhất được người xưa tổng kết và xây dựng lên một biểu tượng Thái Cực đồ. Trong đó chứng minh sự hình thành và phát triển của vạn vật trong vụ trụ, sự tương tác lẫn nhau của những mối quan hệ Tổng hoà và phát triển, trong đó người xưa chú trong đến khái niệm tường tác Thiên Địa Nhân

Vậy Phong thuỷ là gì? Nhân sinh sống trong một môi trường năng lượng tự nhiên, tạm gọi là (khí). Khí có trên mặt đất và dưới lòng đất, sự vận chuyển của những dòng khí dưới tác động của mặt trời, mặt trăng, những hành tinh, chuyển động của đại dương và biển cả, sự biến đổi của tự nhiên tạo lên những dòng khí được gọi là Phong. Sự chuyển vận của những dòng khí ngầm dưới sự tác động của nhân trái đất, vận chuyển của bể dung nham, sự xoay vần của vỏ trái đất, tác động của những mạch nước ngầm được goi là Thuỷ. Mọi điểm trên mặt đất đều chịu tác động của hai dòng khí trên, được gọi là Thuyết Phong Thuỷ. Thuyết đó được xây dựng bằng Thái cực đồ.

Vạn vât trong tự nhiên, hình thành và phát triển, có những tác động tương hỗ và khắc chế lẫn nhau, theo nguyên tắc Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc. Cuộc sống con người du trong sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học công nghệ, cũng chịu những tác động nói trên và tuân thủ theo nguyên tắc Ngũ hành, được định bằng ngày tháng năm sinh, thể hiện bằng năm mệnh ( Kim. Mộc Thuỷ Hoả Thổ) cũng chịu tác động của sự vận hành Phong Thuỷ và tác động của vạn vật xung quanh.

Ngôi nhà, căn hộ chung cư của chúng ta là một phần quan trọng của cuộc sống, nó là thành luỹ của gia đình, là nơi củng cố tinh thần, gia tăng sức lực, xoá đi những điều không may mắn, tạo lên những cơ hội thành công. Việc kiến tạo một ngôi nhà hay một căn hộ chung cư không đơn gian chỉ là việc thiết kế và thi công. Nó còn phải tuân thủ những quy luật của Thuyết Phong Thuỷ và Thuyết Ngũ Hành.
Hiểu biết sâu sắc Thuyết Phong Thuỷ, nắm vững quy luật Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc, nắm được quy luật của Thái cực đồ giúp chúng ta thiết kế và xây dựng được những ngôi nhà, những căn hộ dù to nhỏ khác nhau nhưng có đựoc một không gian sống thanh thản bình yên, giữ gìn sức khoẻ, hoà hợp với tự nhiên. Quy trình thiết kế nhà của, biệt thự, sân vườn, chung cư áp dụng những luận thuyết trên cho phép chúng ta giải trừ Hung khí ( dòng năng lượng tự nhiên có hại cho chủ nhân ) tăng cường Vượng Khí ( Dòng năng lượng tự nhiên hoà hợp với chủ nhân) Tạo ra những điều may mắn. Những cơ hội cho sự thành công.

Về cơ bản Phong Thuỷ là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn, Phong Thuỷ còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay.
Ở Trung Quốc, khoa Phong Thuỷ chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thuỷ, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó.

Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thuỷ cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đén các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ.
Các kiến thức Phong Thuỷ chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thuỷ là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta. Hiểu biết về Phong Thuỷ có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Thuật phong thuỷ không những giúp ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn mầu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống. Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thuỷ vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng.

Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.

-->đọc tiếp...

Tuesday, May 26, 2009

Phong thủy trong thiết kế phòng khách

Phòng khách thường được xem là không gian quan trọng nhất trong nhà. Theo nguyên lý phong thủy, phòng khách nên được đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà vì đây là căn phòng tụ nhiều vượng khí nhất.

Phòng khách với các mảng cửa sổ lớn mở rộng không gian

Bố trí

Phòng khách là chỗ tụ khí của ngôi nhà nên luôn phải duy trì sự ổn định. Vì thế phòng khách phải là một phòng vuông vức, không góc nhọn, không bố trí đường nội bộ hay hành lang xuyên phòng khách.

Nếu căn phòng không được vuông vắn, hãy đặt một chậu cây ở góc nhọn để khí không bị ứ đọng, dồn nén vào một chỗ.

Lò sưởi có thể là lò thật hoặc cũng có thể chỉ mang tính trang trí, làm đẹp phòng khách

Để căn phòng trở nên ấm áp, nhiều gia đình đã thiết kế thêm lò sưởi. Lò sưởi có thể là lò thật hoặc cũng có thể chỉ mang tính trang trí. Tuy nhiên, đây chính là điểm nhấn trang trí đẹp mắt, tạo nên không khí thân mật không thể thiếu trong phòng khách.

Ánh sáng

So với các phòng khác, phòng khách phải là nơi tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất, vì thế không được để phòng khách u tối, thiếu ánh sáng mặt trời. Khi thiết kế cửa chính và cửa sổ cho phòng khách nên để độ rộng tối đa.

Không gian rộng, tràn ngập ánh sáng trong phòng khách

Để có nguồn ánh sáng tự nhiên, hiện nhiều gia đình không xây tường bao mà dùng vách kính, hệ thống rèm để ngăn phòng khách với không gian sân vườn bên ngoài, vừa hấp thụ tối đa ánh sáng thiên nhiên, vừa thư giãn với tầm nhìn cây xanh, tiểu cảnh bên ngoài.

Thiết kế trần

Trước kia, người ta thường trang trí trần phòng khách bằng các hình hoa văn nổi công phu bằng thạch cao. Đối với những ngôi nhà có trần cao thì hoa văn này sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, về mặt phong thủy thiết kế trần nhà như vậy sẽ khiến ngôi nhà như có vật gì đè nặng, kiềm hãm vận khí.

Trần nhà được cách điệu theo kiểu trần “thiên trì”

Hiện nay, khi thiết kế trần, các kiến trúc sư thường chọn loại trần ốp thạch cao nhưng để lại mảng giữa cao hơn phần khung viền xung quanh. Các thiết kế này cũng rất thuận lợi trong việc bố trí các loại đèn âm trần rất đẹp.

Ngoài ra, việc tạo mảng cao thấp cũng tạo ra hình ảnh ẩn dụ như một cái ao trên trần nhà. Theo phong thủy, đây là kiểu trần “thiên trì” - ao trên trời, nếu được gắn thêm đèn chùm thủy tinh, pha lê có màu vàng sẽ có thêm tác dụng “rồng điểm nhãn” cho vận khí ngôi nhà rất tốt cho gia chủ.

Màu sắc

Màu sắc của phòng khách mang ý nghĩa chủ đạo, có tác dụng điều hòa tất cả các màu sắc trong ngôi nhà. Khi chọn màu sàn và sơn tường nhà cần lưu ý, sàn nhà nên có màu đậm nhất, kế đến là tường và cuối cùng là trần nhà có màu nhạt nhất theo ý nghĩa cổ xưa: trời nhẹ, đất nặng.

Sàn nhà có màu sắc đậm, trần nhà màu sắc dịu nhẹ với ý nghĩa "trời nhẹ, đất nặng"

Mặt khác, trần nhà có màu sáng sẽ tạo cảm giác không gian rộng rãi, thoáng mát khi vào phòng. Màu sơn tường nên chọn xanh nhạt, vàng chanh, hồng phấn, tạo cảm giác mát dịu cho căn phòng.

-->đọc tiếp...

Sunday, May 17, 2009

Nghệ thuật sắp đặt trong kiến trúc

Đâu là ranh giới giữa nghệ thuật và thiết kế? Nếu “chức năng” là từ xuất hiên trong suy nghĩ và rồi nhiều tác phẩm nằm ở đâu đó trong vùng xám giữa hai thái cực. Có thể tác phẩm xuất sắc nhất lại thuộc về nhiều lĩnh vực kiến trúc, nội thất, và nghệ thuật sắp đặt - những tác phẩm này tương tác lẫn nhau và trong một không gian phức hợp nhưng vẫn mang giá trị thẩm mĩ và những trải nghiệm hơn là một chức năng duy nhất.


The Dollhouse vốn là một nhà ở nông thôn bình thường 2 tầng, bị bỏ rơi hàng thập kỷ trước nhưng lại gây chú ý bởi sự nguyên vẹn của đồ đạc, nội thất. Tuy nhiên, mỗi nghệ sĩ lại có một mường tượng khác nhau về chức năng của ngôi nhà bỏ hoang này - một cách ngoa dụ về sự “đóng băng” không gian nội thất trước thời gian.

Điều gì biến đổi một không gian bình thường thành một cái gì đó lôi cuốn hơn cho người làm công làm việc cực nhọc trong văn phòng ngày qua ngày? Một cách để tạo cảm hứng cho không gian là bằng nghệ thuật. Một sự trình diễn kiến trúc dạng bùng nổ của nguồn sáng ở sân trong trung tâm của công trình văn phòng này mà vẫn mang lại sự hấp dẫn thị giác ở mọi góc nhìn.

Không có một lý lẽ để một công trình sắp sập thành bỏ đi vô vị, ít nhất thì nó là trên quan điểm của năng khiếu nghệ thuật như ta thấy ở tác phẩm nghệ thuật sắp đặt với ngôi nhà nổ này. Không đơn thuần là một cái gì đó để người xem đứng tròn mắt ngạc nhiên, thiết kế lôi cuốn khách tham gia, cho phép người xem có thể di chuyển xuyên qua xoáy lốc tới phía bên kia.

Trong khi sự sắp đặt trong kiến trúc địa điểm các công trình như một tổng thể hay riêng lẻ từ bên ngoài, số khác tái tạo từ không gian hiện có để tạo sự trải nghiệm trong nội thất. Một nhóm nghệ sĩ lấy những công trình bị bỏ hoang sau bão Katrina và thổi sức sống mới cho cấu trúc hoang vắng này.

Những người đọc bình thường có thể nhận ra tác phẩm của Robbie Rowlands, một hoạ sĩ sắp đặt với những cái nhìn đa chiều về thế giới kiến trúc và thiết kế đô thị. Những tác phẩm đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp phá bỏ những quy ước thông thường với diện mạo công trình, bóc, uốn, vặn theo những cách khác thường.

Những bức tường định nhĩa không gian trong công trình và xác nhận quy ước địa điểm trong quan niệm công trình truyền thống. Nghệ sĩ này vào không gian nội thất hiện trạng và thêm vào đó những chi tiết biến không gian quy ước thành những thiết kế nội thất ngược đời.


-->đọc tiếp...

Wednesday, May 6, 2009

Peter Zumthor đoạt giải thưởng Pritzker 2009

Peter Zumthor, kiến trúc sư tới từ Thụy sĩ đã được lựa chọn trở thành người đạt giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker. Một buổi lễ trang trọng nhằm công bố vị trí danh tiếng trong ngành kiến trúc này sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 5 năm 2009 tại Buenos Aires, Argentina , cùng với đó sẽ là một phần thưởng 100, 000 USD và huy chương sẽ trao tặng cho ông.

Mặc dù hầu hết các tác phẩm của ông đều tại Thụy sĩ , ông cũng thiết kế các công trình tại Đức, Áo, Hà lan, Anh, Tây ban nha, Na uy, Phần lan và Mỹ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tại Vals, Thụy sĩ – Phòng tắm nước nóng, công trình này được báo chí đánh giá là “tuyệt tác của tác giả”. Còn công trình được các nhà phê bình ca ngợi lại là Nhà nguyện Field Chapel dành cho thánh Nikolaus von der Flüe gần Cologne của Đức. Ban giám khảo cho rằng không chỉ những tác phẩm trên mà ông còn có tác phẩm Bảo tàng Kolumba tại Cologhe, tác phẩm được đánh giá là “tác phẩm đương đại gây sửng sốt nhưng lại cũng thực sự xoa dịu được các tầng lớp lịch sử của nó

Trong tuyên bố lựa chọn của ban giám khảo, Thomas J. Pritzker, chủ tịch của tổ chức The Hyatt Foundation nhắc lại tuyên dương của ban giám khảo, “Peter Zumthor là một bậc thầy kiến trúc được thừa nhận bởi các đồng nghiệp trên khắp thế giới bởi các tác phẩm hội tụ, không khoan nhượng và kiên định mạnh mẽ ” và ông nói thêm, “Tất cả các công trình của Peter Zumthor đều biểu hiện mạnh mẽ và vựơt thời gian. Ông có một tài năng hiếm thấy trong việc kết hợp các suy nghĩ nghiêm túc rõ ràng với các kích thước đầy chất thơ, tạo nên các tác phẩm gây cảm hứng bất tận”

Trong phần bày tỏ được thể hiện trong cuốn sách của mình, Zumthor nói, suy nghĩ về Kiến trúc, “Tôi tin rằng kiến trúc ngày nay cần phải thể hiện được nhiệm vụ và khả năng vốn đã thuộc về nó. Kiến trúc không phải là cỗ xe hay một biểu tượng mà không thuộc về sự cần thiết của nó ”

Phòng tắm nước nóng, Vals, Switzerland (Photographer: Margherita Spiluttini)

Trong một xã hội mà tôn vinh cái không cần thiết, Kiến trúc có thể đưa đến một sự đối lập, phản ứng lại cac sự phí phạm của hình thức và ý nghĩa, và nó sẽ cất tiếng nói riêng của mình lên. Tôi tin rằng ngôn ngữ của kiến trúc không phải là một đòi hỏi cho một phong cách cụ thể. Mọi công trình được xây dựng cho một chức năng cụ thể, tại một nơi chốn cụ thể và cho một xã hội cụ thể. Công trình của tôi cố gắng trả lời được các câu hỏi xuất hiện trong thực tế giản đơn, chính xác và thực tế như chính bản thân nó.”

Kolumba - Erzbischöfliches Diözesanmuseum, Cologne, Germany (Photographer: Sasha Cisar)

Chủ tịch giám khảo giải thương Pritzker, The Lord Palumbo nói thêm về lời tuyên dương: “Zumthor có một khẳ năng sắc bén trong việc tạo nên các địa điểm mà dường như hơn cả một công trình đơn thuần. Kiến trúc của ông ta thể hiện một sự tôn trọng trước nhất với địa điểm, sự kế thừa của văn hóa bản địa và các bài học vô giá từ lịch sử kiến trúc” ông nói thêm “Trong đôi bàn tay thành thạo của Zumthor, như trong đôi tay của một người thợ lành nghề, vật liệu từ sỏi đá cho tới kính phun cát được sử dụng một cách đặc biệt mà tôn lên vẻ đẹp đặc trưng cảu chúng, tất cả đều trong buổi lễ dành cho kiến trúc của sự vĩnh cửu”.

Kolumba - Stitched Panorama of Interior (Photographer: Sasha Cisar)

Zumthor, khi được báo là đã dành giải thưởng Pritzker 2009 đã nói, “Được trao giải thưởng Prizker là một sự ghi nhận tuyệt vời cho quá trình hành nghề 20 năm trong ngành kiến trúc của chúng tôi. Khối lượng công việc nhỏ bé cũng như chính sự chúng tôi được ghi nhận trong giới làm nghề là niềm tự hào và cũng đem đến sự hi vọng cho các đồng nghiệp trẻ đang phấn đấu cho các tác phẩm chất lượng, và nó trở nên rõ ràng hơn bao giờ mà không cần tới một sự đề bạt đặc biệt nào. ”

Việc Zumthor trở thành người đọat giải đánh dấu lần thứ hai trong 3 thập kỷ của giải thưởng Prizker, nước Thụy sĩ có kiến trúc sư nằm trong danh sách giả thưởng. Vào năm 2001, Jacques Herzog và Pierre de Meuron cũng đã được vinh danh.

Saint Benedict Chapel, Sumvitg, Switzerland (Photographer: Rory Hyde)

Mục tiêu của giải thưởng này là nhằm hằng năm vinh danh một kiến trúc sư đang còn sống , người mà các công trình đã xây của họ biểu hiện rõ các tố chất ( tài năng, tầm nhìn và sự cam kết ), mà tạo nên các đóng góp phù hợp, quan trọng cho nhân loại và môi trường xây dựng thông qua nghệ thuật kiến trúc.

-->đọc tiếp...

TrinhGia architect latest post

Advertisement

Free Games www.roask.com Free web directoryVermeld Web Directory Winentrance.com Explore2india.com Genuineinfotech.com Globalcomputerbusiness.com Cybergiftindia.com
Dmegs Web Directorycommercial property to rent businesses for saleWebRoads Deep Links DirectoryPin By Directory Catalog Clonet

Blog Archive

 

Copyright 2008 All Rights Reserved TrinhGia architect group by TrinhChienThang Converted into Blogger Template by Bloganol dot com